Chùa Giải Oan Yên Tử là điểm xuất phát của hành trình leo núi Yên Tử hơn 6 km từ chùa Giải Oan đến ngôi chùa cao nhất trên dãy Yên Tử – chùa Đồng. Vậy chùa Giải Oan có sự tích gì? Giải Oan cho ai? Trong bài viết dưới đây của Lead Travel sẽ giúp du khách những thông tin tổng quát về ngôi chùa này.
Chiêm bái Chùa Giải Oan Yên Tử
Chùa Giải Oan là một trong số những hệ thống chùa thuộc danh thắng Yên Tử. Đây là “cửa ngõ” mở đầu cho chuyến hành hương lên đất thiêng Yên Tử. Tuy nhiên, nhiều người lại xem Chùa Giải Oan Yên Tử như là “ranh giới” của cõi hồng trần và nơi tu hành.
Bạn đang xem: Chùa Giải Oan Yên Tử - Huyá»N ThoạI Suá»I GiảI Oan
Vậy điều gì đã đưa đến nhận định trên? Phải bắt đầu từ căn nguyên hình thành lên ngôi chùa này.
Sự tích chùa Giải Oan

Theo sự tích thì “Chùa Giải Oan và suối Giải Oan gắn liền với sự tích khi vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành. Không muốn ngài đi tu, triều đình đã sai các cung tần mỹ nữ đi theo để xin vua trở về.
Nhưng ngài đã quyết chí ở lại đây, khuyên các cung phi trở về, làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, có một số người đã trầm mình dưới dòng Hồ Khê để tỏ lòng. Nhà vua vô cùng thương xót, đã cho lập đàn giải oan ngay bên suối. Dòng Hồ Khê từ ấy đổi tên thành suối Giải Oan.”
Theo Phật giáo, giải oan là cởi bỏ các mối kết buộc oan trái để thoát khỏi sinh tử luân hồi. Theo lộ trình hành hương từ chùa Trình (Bí Thượng), chùa Suối Tắm, chùa Cầm Thực qua suối Giải Oan lên Yên Tử. Chùa Giải Oan là nơi cởi bỏ các mối kết buộc oan trái, diệt trừ mọi phiền não, khổ đau nơi trần thế trước khi đi tiếp lên Cõi Phật. Nên cũng có thể hiểu, qua chùa Giải Oan cũng như bước qua “ranh giới” của chốn hồng trần, thoát khỏi mọi phiền não, đạt tới sự thanh tịnh trong tâm hồn.
Chùa Giải Oan hiện nay thờ ai?

Đàn tràng ngày xưa được xây dựng để giải oan cho các cung tần, dưới thời vị tổ sư thứ 2 – Pháp Loa được dựng thành chùa Giải Oan. Chùa Giải Oan ngày nay được xây dựng trên nền móng chùa cũ sau nhiều lần trùng tu.
Bên cạnh chùa là Điện Mẫu. Điện Mẫu được tôn tạo năm 2003, là nơi duy nhất trên hệ thống chùa Yên Tử thờ thân mẫu vua Trần Nhân Tông là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, em gái đức Hưng Đạo Đại Vương. Trong Điện thờ nhiều tượng Mẫu có niên đại cổ. Nhà Tổ thờ tượng Tam Tổ Trúc Lâm và tượng sư Tổ chùa Giải Oan.
Trước chùa có 6 ngôi tháp mộ thờ xá lợi của các vị Thiền sư tu hành ở Giải Oan thuộc nhiều thế hệ, trong đó có Thiền sư Tâm Hoan Giác Linh (thị tịch ngày 14 tháng Giêng) và một vườn cây ăn quả (gồm: xoài, vải, mít…) được người xưa trồng cách đây vài trăm năm.
Xem thêm: tài xỉu bóng đá là gì
Sau khi vãn cảnh chùa Giải Oan, du khách có thể chọn di chuyển theo 2 đường: đi cáp treo Yên Tử lên tháp Tổ Huệ Quang hoặc di chuyển bằng đường bộ lên am Lò Rèn, đường Tùng 700 tuổi, Hòn Ngọc và lên tháp Huệ Quang.
Tham Khảo
Hành trình vãn cảnh Yên Tử

Từ chùa Giải Oan, du khách bắt đầu chuyến hành hương lên non thiêng Yên Tử. Nếu chọn đi bằng đường bộ, du khách sẽ di chuyển theo hành trình: chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên – Cụm Tháp Hòn Ngọc – khu Tháp Tổ – chùa Một Mái – am Ngự Dượng, am Thung – chùa Bảo Sái – chùa Vân Tiêu – Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tượng An Kì Sinh – chùa Đồng (ngôi chùa cao nhất trên dãy Yên Tử).
Để chuyến tham quan được trọn vẹn, du khách nên lưu ý một số điểm:
Chuẩn bị trang phục: nên chọn những quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát; đi giày thể thao hoặc giày leo núi chuyên dụng (có thể thuê dép ở dưới chân núi). Vì hành trình lên chùa Yên Tử khá dài, bạn nên chọn mang đồ nhẹ nhàng bằng balo đeo, tránh mang đồ nặng.
Xem thêm: tần suất là gì
Có thể chọn mua gậy chống để hỗ trợ leo núi (gậy không được mang vào cáp treo).

Hành trình leo núi Yên Tử khá dài, bạn nên nghỉ ngơi dừng chân giữa đường, uống nước và hít thở sâu để tiếp tục lên đường.
Ở dưới chân núi Yên Tử có khu vực nhà hàng và khách sạn chuyên phục vụ cho du khách nghỉ ngơi. Trong đó khách sạn làng Nương và khách sạn Mgallery Yên Tử 5 sao được đánh giá tốt nhất.
Bình luận