Trại giam Phú Tường được xây dựng vào năm 1940, thuộc hệ thống Trung tâm cải huấn - trại Phú Hải, nằm trên đường Tôn Đức Thắng, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Nơi đây được mệnh danh là "chuồng cọp kiểu Pháp", một trong những hệ thống nhà tù thực dân Pháp bí mật xây dựng để giam giữ và tra tấn những người tù chính trị.
Khu biệt giam nổi tiếng của thực dân Pháp xây dựng tại Côn Đảo này nhằm khuất phục ý chí chiến đấu của những người tù. Hệ thống có hai lớp tường bao bọc dãy chuồng cọp bí mật ở giữa. Để không xác định được phương hướng, các tù nhân đều bị bịt mắt trước khi dẫn giải đến đây.
Bạn đang xem: Đia Nguc Tran Gian - Phim Việt Nam Hay 2022
Chuồng cọp nằm giữa hai trại 7 và trại 8, so le nhau, chủ ý muốn giữ bí mật với bên ngoài. Khi đi từ trại 7 vào, tù nhân nghĩ đang ở trại 8, khi đi từ trại 8 lại tưởng đang ở trại 7.
Ngoài ra, ở đây còn có một vườn rau ngăn cách, nơi không dễ phát hiện đường vào chuồng cọp.
Toàn bộ chuồng cọp rộng 5.475m2, riêng diện tích phòng giam là 1.408m2, còn khoảng không gian trống hơn 2.100m².
Các phòng giam rộng 1,45m x 2,5m bao gồm hai mật khu, mỗi mật khu gồm 2 dãy nhà, mỗi dãy gồm 20 chuồng cọp, có cầu thang đi lên trên nóc.
Phía trên chuồng cọp có dãy song sắt và hành lang để gác ngục từ trên cao quan sát bên dưới. Những tên lính này thường tra tấn các tù nhân bằng cách dùng gậy có đầu bọc sắt chọc từ trên cao xuống, dội nước bẩn, ném vôi bột, không cho tắm, thùng vệ sinh thì từ 1 - 2 tháng chúng mới cho đi đổ một lần.
Các nữ tù chính trị kiên cường từng bị giam tại đây. Nổi bật trong đó có nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa. Trong những ngày gian khổ, chị em tù nhân không chỉ chia sẻ cho nhau từ miếng cơm, ngụm nước mà còn chung nhau cả chỗ nằm, khe hở để thở.
Vào lúc cao điểm, khu chuồng cọp giam giữ hàng nghìn tù nhân. Từ 5 - 12 người bị nhốt vào một buồng. Họ phải ăn, ngủ, đại, tiểu tiện ngay tại chỗ, không có khoảng trống để nằm, thậm chí chỉ được ngồi, ban đêm ngủ xếp chồng lên nhau, rất khổ cực.
Tại chuồng cọp còn có 60 phòng giam riêng biệt không có mái che, được chia thành 4 dãy. Phòng không mái che này là nơi cai ngục tra tấn tù nhân bằng cách phơi nắng, phơi mưa hoặc đánh đập tra tấn.
Trại Phú Hải trên đường Lê Văn Việt là nhà tù cổ và lớn nhất tại Côn Đảo. Nhà giam này thuộc hệ thống các trại tù khổ sai được ví là “địa ngục trần gian”.
Công trình do thực dân Pháp xây để bỏ tù các chiến sĩ cách mạng, các nhà yêu nước Việt Nam từ năm 1862 và nâng cấp hoàn chỉnh từ năm 1889 đến năm 1896. Trại giam này nằm trong hệ thống nhà tù Côn Đảo trực thuộc Trung tâm cải huấn Phú Hải.
Năm 1896, nhà tù xây dựng xong hai dãy nhà giam đối diện nhau, mỗi dãy 5 buồng giam (đánh số thứ tự từ trái sang phải 1 đến 10).
Xem thêm: sơ cua là gì
Phòng giam số 7, nơi chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên trong nhà tù Côn Đảo ra đời (cuối năm 1932), sau phát triển thành Đảng ủy Côn Đảo, lãnh đạo cuộc đấu tranh của tù nhân với sự đóng góp của Phạm Hùng, Tôn Đức Thắng, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Hoan, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh…
Để đánh lừa dư luận, thực dân Pháp cho xây dựng nhà nguyện, giảng đường, câu lạc bộ , nhà ăn, phòng cắt tóc….và cải tạo “hầm xay lúa” thành phòng chữa bệnh. Sân trại còn được trồng hoa cây cảnh như một công viên. Đây là một công trình vừa mang tính hình thức để đối phó với dư luận vừa dùng để mua chuộc dụ dỗ tù chính trị ly khai, tố cộng…
Cuối dãy nhà giam, phía bên trái còn có một phòng giam “tù đặc biệt” phía sau câu lạc bộ chuyên dành cho tù nhân cũng rất “đặc biệt”. Nơi đây giam giữ những cán bộ cấp cao như: Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Ngô Gia Tự...
Kế đó là “hầm xay lúa”, vừa là nơi khổ sai vừa là nơi đày ải tù nhân. Căn phòng này xây tường đá bao quanh, ở trên có lớp trần làm bằng vải đen, bao tời, chỉ có duy nhất một cửa ra vào. Bên trong có 5 cối xay được làm bằng vỏ thùng rượu vang cưa đôi nén đầy đất sét bên trong, mỗi cối từ 4 - 6 tù nhân mới đủ sức kéo. Ngoài ra, người tù ở đây còn phải chịu thêm cực hình nữa là bị xích chung một dây xích có lê theo một quả tạ nặng từ 3-7kg.
Hầm cao 2m được xây bằng đã có hình vòm, mùa đông hơi đá toả ra lạnh thấu xương, mùa hè nắng nóng ngột ngạt.
Cửa xà lim bằng sắt dày, lúc đóng cửa tiếng “rầm” to như tra tấn, chỉ được hé vội một chút khi cai ngục mang cơm đến, hay dội cho một thùng nước vào buổi sáng cuối tuần.
Cai ngục sử dụng những xà lim này để giam biệt lập những tù nhân bị ghép vào thành phần nguy hiểm, chống đối... hay những người vượt ngục bị bắt lại.
Những tù nhân này bị cùm chân 24/24h. Trong 10 ngày đầu bị phạt ở xà lim người tù phải ăn cơm nhạt, uống nước lã (mặc dù thức ăn ở nhà tù Côn Đảo chỉ là khô, tương, mắm, để lâu ngày bị mục đắng, ôi chua).
Hàng ngày cai ngục đưa tù nhân đi làm các công việc khổ sai, chiều tối bắt tù nhân phải cởi hết quần áo cho cai ngục khám xét, trước khi vào phòng giam và trần truồng đi ngủ.
Các tù nhân phải làm những công việc khổ sai như xuống biển mò lấy san hô mang lên nung thành vôi bột, đến việc lên rừng khai thác đá, khéo gỗ, dọn tàu…
Xem thêm: project manager là gì
Ở góc cuối bên phải, quân Pháp dựng thêm một khu đất trống dùng để bắt tù nhân đập đá. Đây cũng là nơi dành cho những tù nhân bị ghép vào thành phần nguy hiểm. Bên trái cửa vào có đăng bài thơ của chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh với tác phẩm “Đập đá Côn Lôn”.
Khu vực bếp nấu ăn phía sau góc phải của nhà tù, khoảng giữa gần xà lim là khu vực ăn uống nhưng thực dân Pháp xây dựng lên chỉ để che mắt người ngoài. Hai trại giam Phú Tường và Phú Hải lâu nay đã trở thành điểm nghiên cứu lịch sử ý nghĩa đối với các đoàn khách du lịch khi đặt chân đến Côn Đảo.
Để tới Côn Đảo, du khách có thể chọn đường bay của Vietnam Airlines từ Hà Nội tới TP.HCM rồi sử dụng chặng bay TP.HCM - Côn Đảo. Vietjet Air và Pacific Airlines cũng đang nghiên cứu mở đường bay này. Hiện trung bình một ngày chỉ có từ 8-10 chuyến bay từ TP.HCM/Cần Thơ ra Côn Đảo. Vào dịp cao điểm có thể lên tới 25 chuyến/ngày. Ngoài ra, nhu cầu của hành khách bay đến đây rất lớn nhưng cảng hàng không lại chưa có đèn chiếu sáng vào ban đêm. Do đó, chuyến bay cuối cùng trong ngày từ Côn Đảo về TP.HCM thường trước 16h.
Mùng 3 Tết, khu du lịch sinh thái Tràng An đón hàng nghìn du khách đến tham quan vãn cảnh đầu năm. Hơn 1.000 thuyền bè hoạt động liên tục, nhiều người chen chân xếp hàng chờ mua vé.
Sáng 24/1, nhiều gia đình cho trẻ nhỏ đến Thảo Cầm Viên (TP.HCM) du xuân và tham quan vườn thú nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão.
Sau hai năm chứng kiến cảnh những chiếc bàn trống vì đại dịch, Johnny Mui, chủ nhà hàng Trung Quốc Hop Lee ở New York cho biết công việc kinh doanh đang dần phục hồi.
Dù bị cá sấu khổng lồ tóm gọn, nhưng nhờ vào những nỗ lực cộng thêm một chút may mắn, chú trâu rừng đã tạo ra màn thoát chết ngoạn mục.
Thật khó có thể dùng từ ngữ nào để miêu tả, chỉ biết rằng nếu đã một lần đến Hà Giang vào mùa xuân thì chắc chắn sẽ còn muốn được trở lại nhiều lần.
Thanh Tâm, nữ du học sinh tại Hàn Quốc quảng bá trang phục truyền thống Việt Nam bằng một cách rất riêng. Tháng 11 vừa qua, cô diện áo tấc đến ghi hình ở KBS - Đài truyền hình có tầm ảnh hưởng bậc nhất xứ kim chi.
"Tóp mỡ boy" là biệt danh hài hước mà cư dân mạng đặt cho Jordy Trachtenberg, người đàn ông quốc tịch Mỹ từng có gần 4 năm sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mới đây đã có hai trường hợp báo cáo rằng họ tình cờ nhìn thấy mèo đen bí ẩn cỡ lớn chỉ trong vòng một tuần tại một thị trấn ở phía bắc xứ Wales.
Sơn Đoàn - Chàng nhiếp ảnh gia của An Giang kể lại câu chuyện ghi lại bộ chân dung Tết cho các cụ già và em nhỏ ở Long Xuyên.
Nhiều người dân và du khách đổ về công viên nước Đầm Sen, TP.HCM vui chơi, giải nhiệt sáng mùng 2 Tết với quan niệm tẩy rửa những xui xẻo năm cũ, chào đón năm mới với nhiều điều may mắn.
Sáng 23/1 (mùng 2 Tết), chuyến bay đưa 214 du khách Trung Quốc từ sân bay quốc tế Thành Đô (Trung Quốc) đáp xuống sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa). Đây là những du khách Trung Quốc đầu tiên tới Khánh Hòa sau 3 năm gián đoạn vì dịch Covid-19.
Ghé thăm xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng dịp đầu năm, du khách không chỉ được tận hưởng bầu không khí trong lành, thoang thoảng mùi hương bưởi mà còn có cơ hội check-in những vườn bưởi diễn sai trĩu quả, tỏa sắc vàng tươi.
Không chỉ có vẻ ngoài hấp dẫn với phần cánh mỏng khía đều 6 cạnh, trong vắt, món mứt quất này còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như làm ấm cơ thể, trị ho viêm họng hay giúp tiêu cơm, cân bằng cơ thể sau những bữa tiệc nhiều đạm dịp tất niên.
"Ông đồ" người Pháp Jean - Sébastien Grill khiến nhiều người dân Hà Nội và du khách thích thú, bất ngờ khi mặc áo the, khăn xếp, nói tiếng Việt thành thạo và viết thư pháp điêu luyện tại Hội chợ xuân Quý Mão 2023 ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Hàng ngàn người dân và du khách đổ về các đền, chùa linh thiêng của Hà Nội trong chiều mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Trưa 22/1, nhiều gia đình đã có mặt tại bến Đục, suối Yến để đi đò vào chùa Hương (Hà Nội) lễ bái cầu may nhân ngày đầu năm mới.
Tết Âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên đán, là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á. Mỗi quốc gia đều có những phong tục thú vị trong ngày Tết Nguyên đán.
Quanh năm, Đà Lạt hiện lên với những khung cảnh nhộn nhịp, đông đúc tấp nập. Và có lẽ, chỉ có ngày mồng 1 Tết, Đà Lạt vắng lặng, bình yên đến thế.
Một cậu bé 8 tuổi bất ngờ trượt chân và rơi khỏi cáp treo tại khu nghỉ dưỡng trượt tuyết ở Thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
Từng đến nhiều tỉnh thành trên dải đất hình chữ S, vùng đất để lại nhiều ấn tượng nhất với Xuân Quý là các tỉnh miền núi phía Bắc. Đặc biệt ở Hà Giang, chàng trai Đồng Nai bị cuốn hút bởi những nụ cười trong veo nơi địa đầu Tổ quốc.
Bình luận