Diện F4 là loại thị thực dành cho anh chị em của công dân Mỹ. Diện bảo lãnh này được xếp vào mức ưu tiên thứ 4 dựa trên mối quan hệ gia đình nên được gọi là diện F4. Người nhận visa được đoàn tụ anh chị em, sinh sống, làm việc tự do trong nước Mỹ; được mang vợ/ chồng và con cái phụ thuộc đi cùng.
Diện F4Bước 3: Nộp đơn xin visaBước 3: Trước phỏng vấnBước 4: Phỏng vấn, nhận visaCâu hỏi thường gặp
Người đứng đơn bảo lãnh là công dân Mỹ, người được bảo lãnh là anh chị em ở Việt Nam. Người được bảo lãnh nhận “thẻ xanh” trở thành thường trú nhân, được nhập quốc tịch khi đủ thời gian sinh sống.
Ai đứng đơn bảo lãnh?
Bạn đang xem: Thủ Tục Của Hồ Sơ Bảo Lãnh Diện F4 Cần Chuẩn Bị Những Gì? Làm Hồ Sơ Định Cư Mỹ Diện F4 Như Thế Nào
Người đứng đơn bảo lãnh đáp ứng điều kiện:
Công dân MỹTừ 21 tuổi trở lên
Ai được bảo lãnh?
Người được bảo lãnh đáp ứng điều kiện:
Đương đơn chính:Anh chị em cùng cha mẹ, hoặcAnh chị em cùng cha hoặc cùng mẹ (Mối quan hệ giữa “cha ruột và mẹ kế” hoặc “cha dượng và mẹ ruột” được thiết lập trước khi người bảo lãnh đủ 18 tuổi)Vợ/ chồng của đương đơn chínhCon phụ thuộc dưới 21 tuổi (tuổi CSPA)
Số lượng visa diện F4 mỗi năm
Tổng số visa diện F1, F2A, F2B, F3, F4 là 226,000 hàng năm (từng quốc gia không được vượt quá 7% số này).Số lượng dành cho diện F4 là 65,000 visa cộng với số visa chưa sử dụng các diện F1, F2A, F2B, F3.Thuật ngữ sử dụng trong bài viết
Để dễ hiểu, một số thuật ngữ trong bài viết này được định nghĩa như sau:
Người bảo lãnh: Công dân MỹNgười bảo trợ tài chính: Người bảo lãnh hoặc người đồng ý ký đơn đồng bảo trợ tài chính (co-signer, adjoint sponsor)Người được bảo lãnh:Đương đơn chính: Anh chị em cùng cha mẹ hoặc cùng cha/mẹ với công dân MỹĐương đơn phụ: Vợ, con phụ thuộc của đương đơn chínhCon phụ thuộc: Con nhỏ hơn 21 tuổi (tuổi CSPA) tại thời điểm visa đáo hạnUSCIS: Sở Di trú và Nhập tịch MỹNVC: Trung tâm Thị thực Quốc gia (Thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)
Công dân Mỹ điền đơn I-130 Petition for Alien Relative kèm theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ anh – em / chị – em nộp cho USCIS.
Sau khi đơn được gởi đi 2 – 4 tuần USCIS sẽ gửi biên nhận hồ sơ I-797C (Notice of Action 1) tới địa chỉ người bảo lãnh.
Đơn bảo lãnh thân nhân nước ngoài I-130: $535
USCIS sẽ bắt đầu quá trình xét đơn bảo lãnh. Thời gian xét đơn tùy vào trung tâm USCIS xử lý hồ sơ.
California Service Center | WAC | 131.5 – 171 tháng |
Nebraska Service Center | LIN | 123.5 – 160 tháng |
Potomac Service Center | YSC | 21 – 27.5 tháng |
Texas Service Center | SRC | 25 – 32 tháng |
Vermont Service Center | EAC | 90.5 – 117.5 tháng |
USCIS xét duyệt chấp thuận đơn bảo lãnh sẽ gửi I-797 (NOA 2) cho người bảo lãnh trong vòng 45 ngày.
Đơn bảo lãnh được chuyển từ USCIS sang NVC để tạo NVC Case number và Invoice ID number. Tại đây, hồ sơ sẽ làm công đoạn đóng phí, bổ sung giấy tờ như ở bước 3.
Tùy từng hồ sơ một, có hồ sơ được USCIS duyệt rất nhanh để sang NVC đợi lịch visa bulletin rất lâu. Nhưng cũng có hồ sơ USCIS duyệt rất chậm, tính bằng năm mới nhận được NOA2 ở bước trên.
Tại NVC, thời gian chờ hồ sơ đợi để lịch visa bulletin hiện “available” đối với hồ sơ diện F4 rất lâu. Tại thời điểm bài viết này được đăng lên website, diện F4 phải chờ đúng 14 năm mới được bổ sung giấy tờ.
Trong thời gian chờ, đơn giản chỉ cần theo dõi lịch visa hàng tháng để biết khi nào sẽ đến lượt xử lý.
Khi lịch visa bulletin vượt qua ngày ưu tiên trên biên lai I-797C, người bảo lãnh sẽ nhận được thông báo yêu cầu bổ sung giấy tờ trong vòng 1 năm. Người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần làm các công đoạn sau đây:
Đóng phí chính phủ
Đơn bảo trợ tài chính I-864 | $120/bộ |
Đơn xin visa định cư DS-260 | $325/người |
Phí đơn bảo trợ tài chính tính cho cả bộ là $120. Nhưng đơn xin visa DS-260 tính theo đầu người, ví dụ gia đình đi 4 người thì phí $325 x 4 = $1,300.
Điền đơn bảo trợ tài chính
Người bảo lãnh nộp bộ tờ bảo trợ tài chính gồm:
Mẫu đơn bảo trợ tài chính (I-864)Giấy khai thuế thu nhập liên bang (hoặc Form 1040 và W-2/1099)Bằng chứng chỗ ở tại MỹBằng chứng quốc tịch MỹBằng chứng công việc hiện tại
Người bảo lãnh cần có thu nhập hàng năm trên mức 125% chuẩn thu nhập liên bang HHS. Mức thu nhập tối thiểu để bảo lãnh anh chị em diện F4 phụ thuộc vào số lượng người được hưởng thu nhập, bao gồm gia đình người bảo lãnh, những người được bảo lãnh trong vòng 10 năm trở lại và những người chuẩn bị được bảo lãnh.
Điện đơn xin visa định cư
Người được bảo lãnh hoàn tất bộ giấy tờ dân sự DS-260. Ở đây chúng tôi chỉ liệt kê những giấy tờ chính, tùy trường hợp có những giấy tờ không được liệt kê ở đây.
Xem thêm: stack là gì
Đương đơn chínhHình thẻ 5 x 5 cmHộ chiếu Giấy khai sinhLý lịch tư pháp số 2 hoặc police check ở tất cả quốc gia từng sống trên 6 tháng từ lúc đủ 16 tuổiVợ/ chồngHình thẻ 5 x 5 cmHộ chiếuGiấy khai sinhGiấy chứng nhận kết hônLý lịch tư pháp số 2 hoặc police check ở tất cả quốc gia từng sống trên 6 tháng từ lúc đủ 16 tuổiConHình thẻ 5 x 5 cmHộ chiếuGiấy khai sinhLý lịch tư pháp số 2 hoặc police check ở tất cả quốc gia từng sống trên 6 tháng từ lúc đủ 16 tuổi (nếu có)
Nộp xong đợi NVC xét duyệt, khi nào nhận được tin nhắn có nội dung “Documentarily qualified” xem như sẵn sàng đợi thư phỏng vấn.
Thư phỏng vấn sẽ được gửi đi trước ngày phỏng vấn 1 tháng để đương đơn chuẩn bị.
Đương đơn chính và tất cả những người đi cùng cần phải hoàn tất thủ tục trước phỏng vấn.
Khám sức khỏe, chích ngừa
Trước khi tham dự phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ, đương đơn chính và những người đi cùng phải đi khám sức khỏe và chính ngừa ở những đơn vị do Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ định.
Tại Việt Nam, việc khám sức khỏe diễn ra ở Bệnh viện Chợ Rẫy và IOM. Chích ngừa ở Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Tp.HCM và Bệnh viện Hồng Ngọc Hà Nội.
Sau khi khám xong bạn sẽ nhận được tờ eMedical để nộp khi phỏng vấn và một bộ hồ sơ mang qua Mỹ gồm đĩa CD Xquang phổi đã niêm phong (không được mở ra kể cả khi đến Hoa Kỳ) và phiếu tiêm ngừa màu trắng.
Trường hợp phải thử đàm, kết quả sẽ được báo sau 8 – 10 tuần. Trường hợp phải điều trị lao cần uống thuốc dưới sự chứng kiến của nhân viên y tế trong vòng nhiều tháng.
Đăng ký địa chỉ nhận visa
Công việc chuẩn bị tiếp theo sau khi khám sức khỏe là đăng ký địa chỉ nhận visa. Đương đơn tạo tài khoản trên trang web ustraveldocs.com để đăng ký thông tin và địa chỉ nhận visa.
Nếu không đăng ký địa chỉ trước phỏng vấn, Lãnh sự không biết gửi visa về đâu, bạn sẽ phải làm thủ tục bổ sung mất thời gian.
Tham dự phỏng vấn
Phỏng vấn là bước cuối cùng trong tiến trình hồ sơ công dân Mỹ bảo lãnh anh chị em diện F4. Sau bao năm chờ đợi, bao nhiêu thủ tục cần hoàn thành, cuối cùng ngày này cũng tới. Gia đình đứng trước áp lực không kém phần căng thẳng: Có được chấp thuận vào Mỹ định cư hay không.
Tất cả đương đơn phải đến Lãnh sự để phỏng vấn. Tuy nhiên nhân viên lãnh sự thường chỉ đặt câu hỏi cho đương đơn chính. Thành viên đi cùng chủ yếu có mặt để được nhận diện.
Buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, nhân viên lãnh sự sẽ thông báo kết quả ngay lúc đó. Người phỏng vấn chỉ cần về chờ visa được gửi đến nhà
Đóng phí thẻ xanh
Đương đơn và những người đi cùng sẽ nhận được visa dán vào hộ chiếu gửi về nhà. Người được bảo lãnh sử dụng visa này để nhập cảnh Mỹ. Khoảng 5 ngày sau khi có visa tiến hành đóng phí thẻ xanh (USCIS immigrant fee).
Phí di dân (USCIS immigrant fee) hay còn gọi là phí thẻ xanh: $220
Đến đây tất cả công đoạn hoàn tất, gia đình chuẩn bị hành lý và làm những việc cuối cùng trước khi rời Việt Nam. Nhập cảnh Mỹ đương đơn làm thủ tục, trình passport và về nhà đợi thẻ xanh.
Thẻ xanh diện F4 là thẻ xanh 10 năm. Sống tại Mỹ 5 năm có thể nhập quốc tịch.
Tiếp theo…
Đến Mỹ, đương đơn phụ có hứa hẹn gì với bạn trai (gái) “Anh qua Mỹ xong sẽ về rước em” thì đợi mọi thứ ổn định, làm bộ công hàm độc thân, sau đó quay lại Việt Nam đăng ký kết hôn và bảo lãnh vợ.
Vòng hồ sơ lặp lại như ba mẹ trước đây, chỉ có khác lần này mối quan hệ vợ chồng thẻ xanh bảo lãnh diện F2A nên được ưu tiên xử lý sớm hơn so với diện F4.
Xem thêm: pluto là sao gì
Thường trú nhân đi đi về về giữa Việt Nam và Mỹ cần biết những quy định để giữ trình trạng cư trú hợp lệ và chờ nộp đơn thi quốc tịch.
Bình luận