Khám Phá Những Lễ Hội Thái Lan Huyền Diệu Không Thể Bỏ Lỡ, Những Lễ Hội Truyền Thống Ở Thái Lan

Đất nướcThái Lankhông chỉ sở hữu những bãi biển tuyệt đẹp, những hòn đảo thiên đường mà còn là xứ sở của nhiều lễ hội độc đáo.Để cảm nhận những nét văn hóa của người dân Thái Lan, tham dự những lễ hội độc đáo tại đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho du khách.

Tết té nước Songkran:Ngày 13/4 hàng năm là ngày Tết truyền thống của người Thái. Trong dịp này, họ tổ chức rất nhiều nghi thức tôn giáo truyền thống, đặc biệt là hoạt động té nước. Theo quan niệm của người dân, đây là thời điểm quan trọng để gột rửa mọi bụi bẩn, khởi đầu một năm mới an lành.

Bạn đang xem: Khám Phá Những Lễ Hội Thái Lan Huyền Diệu Không Thể Bỏ Lỡ, Những Lễ Hội Truyền Thống Ở Thái Lan

*

Người Thái quan niệm ai được té nhiều nước vào người thì đen đủi sẽ qua, phát tài cả năm, vì thế ai cũng ra sức với màn té vui nhộn.

Ngoài việc té nước, trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Lễ hội Songkran là điển hình cho mô hình lễ hội truyền thống Thái Lan, giúp đất nước này trở thành thánh địa nghỉ dưỡng và du lịch.

*

Phật giáo là quốc giáo nên họ chuẩn bị cho lễ hội bằng hoạt động tắm Phật trên chùa.

Lễ hội ăn chay:Hàng năm vào ngày 10/10, người dân Phuket tổ khai mạc lễ ăn chay với quy mô lớn. Suốt thời gian diễn ra lễ hội, những người sùng đạo phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc kiêng ăn thịt, uống rượu và quan hệ tình dục.

*

Các tín đồ được gọi là "người lính của Phật" thực hiện những hành vi tự hành xác và thử thánh những đau đớn đến kinh khiếp.

Lễ hội trăng rằm:Đây là lễ hội trăng tròn được tổ chức tại đảo Koh Pangan vào tháng 12 hàng năm để tạ ơn thần mặt trăng, với các hoạt động vui nhộn như lửa trại, ca hát, ăn uống vui đùa được diễn ra hết sức sôi nổi náo nhiệt cho đến khi trăng lặn.

*

Sự kỳ diệu của mặt trăng và không khí cuồng nhiệt nơi đây chính là nguyên nhân khiến Full Moon Party ngày càng thu hút đông người tham gia.

Lễ hội Nến:Đây là sự kiện được tổ chức công phu và hoành tráng hàng năm vào tháng 7, nổi bật là các hoạt động sôi nổi và buổi diễu hành độc đáo của người dân tại thành phố Ubon.

*

Hàng năm, mỗi khi bắt đầu mùa ăn chay Phật giáo ở Thái Lan, các tín đồ lại có cuộc trưng bày nến lớn nhất trong năm.

Lễ hội được tổ chức ở công viên trung tâm Thung Si Muang và bảo tàng quốc gia Ubon Ratchathani. Lễ hội này có nguồn gốc từ những lễ nghi truyền thống xung quanh mùa an cư của các Phật tử. Theo truyền thuyết, mùa mưa tới (bắt đầu từ tháng 7, kéo dài 3 tháng) là thời điểm người nông dân trồng lúa. Đức Phật đã ban hành sắc lệnh quy định các nhà sư phải ngừng hành hương vì sợ rằng nếu các vị sư ra ngoài sẽ vô tình dẫm vào những bông lúa non khiến mùa màng thất thu.

*

Trước khi lễ hội diễn ra, người dân và các nhà sư thực hiện các tác phẩm điêu khắc hết sức công phu bằng sáp.

Lễ hội Khao Phansa: Với hơn 90% dân số theo đạo Phật, Phật giáo chiếm vai trò rất quan trọng trong đời sống và tín ngưỡng của người dân Thái. Lễ Khao Phansa là một lễ hội Phật giáo lớn được tổ chức vào tháng 7 để tuyên bố bắt đầu mùa An cư của Phật tử,cũng là ngày chấm dứt gió mùa hàng năm, bắt đầu 3 tháng tịnh tu, không được rời khỏi chùa của các tăng sĩ ở Thái.

*

Đây được xem là một trong những lễ hội ở Bangkok thu hút đông đảo người tham gia kể cả khách du lịch đến Bangkok

Trong dịp này nhiều thanh thiếu niên Thái cũng xuống tóc tu hành để báo hiếu và tích phước cho bố mẹ, đây là truyền thống khá phổ biến với dân Thái. Những nam giới ở Thái từ bình dân bá tánh đến công hầu khanh tước đều trải qua một giai đoạn tu hành. Đây là lúc dân chúng dâng tặng áo cà sa mới cho các nhà sư.

*

Đây cũng là cơ hội để họ đóng góp phần công đức, với những phẩm vật cúng cho các nhà sư

Xem thêm: tâm can là gì

Hội chợ ô tại Bosang: Hội chợ được tổ chức vào cuối tuần thứ 3 của tháng 1 hàng năm. Đây là lễ hội của những chiếc ô giấy với đủ loại màu sắc sặc sỡ, cùng với hàng trăm thứ đồ thủ công mỹ nghệ được trưng bày tai khu chợ Bo Sang, Chiang Mai, phía bắc Thái Lan.

*

Đây là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất ở Thái Lan diễn ra trong tháng Giêng.

Hội chợ có rất nhiều hoạt động, cuộc thi được tổ chức gây được sự chú ý lớn như cuộc thi tài năng, triển lãm, bày bán các loại ô và những hàng hóa thủ công mỹ nghệ trong các gian hàng nhỏ xinh, và đặc biệt là cuộc thi tìm ra Người Đẹp Bo Sang.

Loy Krathong (Lễ hội hoa đăng):Trong tiếng Thái, Loy có nghĩa là “trôi”, còn Krathong là chiếc bè nổi trên nước có hình hoa sen. Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức vào đêm rằm tháng 12 theo lịch Thái (vào khoảng tháng 11 dương lịch) trên khắp Thái Lan với lịch sử hơn 700 năm.

*

Khi màn đêm vừa buông xuống thì cũng chính là thời điểm đẹp nhất để lễ hội Loy Krathong bắt đầu.

Lễ hội hoa đăng là ngày lễ có nhiều ý nghĩa và chứa đựng nhiều yếu tố thần thoại nhất của người Thái.Sau khi thắp đèn xong, ai nấy đều nhắm mắt lại, miệng cầu khấn cho gia đình, người thân được bình an, hạnh phúc. Ngoài ra, cũng có nhiều đôi nam nữ rủ nhau đi thả đèn để cầu cho tình yêu bền chặt, sớm nên duyên vợ chồng.

*

Ở giữa mỗi chiếc Krathong là một cây nến thơm, hoa tươi và vải đủ màu sắc.

Lễ hội voi Surin:Đây là một lễ hội rất nổi tiếng là một trong những nền văn hóa đặc sắc của Thái Lan được tổ chức vào cuối tuần thứ 3 trong tháng 11 tại Surin - Isaan ở miền Đông Bắc, nhằm tôn vinh voi và những người huấn luyện - bạn đồng hành của chúng. Lễ hội có những hoạt động thú vị như cuộc diễu hành của hơn 300 con voi. Chúng thể hiện tài năng của mình qua những điệu nhảy, đua, đá bóng và kéo co với con người.

*

Đây cũng là dịp để người dân địa phương thể hiện tình yêu đối với loài động vật được yêu quí nhấtThái Lannày.

Lễ hội buffet cho khỉ:Vào ngày 28 và 29/11 tại tỉnh Lopburi, cách thủ đô Bangkok 150 km về phía đông bắc, sẽ diễn ra một đại tiệc. Tại đây, hàng trăm chú khỉ thoải mái lựa chọn hoa quả và đồ uống yêu thích. Lễ hội thể hiện lòng yêu quý của người dân tỉnh Lopburi với loài khỉ. Chúng cũng là yếu tổ quan trọng góp phần thúc đẩy ngành du lịch tại địa phương.

*

Vào dịp này, những bàn buffet thịnh soạn sẽ được chuẩn bị để đón những chú khỉ từ khắp nơi về dự tiệc.

Đến với lễ hội, du khách được trực tiếp cho đàn khỉ ăn, một số người còn trêu đùa và chụp hình với chúng. Những chú khỉ ở đây cũng khá bạo dạn, chúng chơi đùa một cách thoải mái, nhất là bắt chước du khách, nghịch túi sách của khách du lịch, thậm chí trèo cả lên người giật tóc họ.Và những trò nhào lộn bắt mắt mà chúng biểu diễn chắc chắn sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên.

*

Các chú khỉ rất thích thú với lễ hội này bởi chúng được thưởng thức rất nhiều trái cây trong suốt những ngày diễn ra festival.

Xem thêm: thuế gtgt là gì

Lễ hội thả diều quốc tế Thái Lan: Diễn ra vào tháng 3 hàng năm. Ý tưởng về lễ hội diều xuất phát từ việc cứ vào tháng 3 ở Thái Lan lại xuất hiện một đợt gió nóng thổi.Những cánh diều rực rỡ sắc màu được thả bay lượn trên trong tháng ba và tháng tư, vào 16 giờ hàng ngày có thể chiêm ngưỡng những cánh diều lớn trên bầu trời với những hình dáng khác nhau.

*

Festival này được tổ chức nhằm bảo tồn truyền thống thả diều lâu đời của người dân nơi đây.

Đến với lễ hội này, người ta sẽ sống chậm lại, hoàn toàn rũ bỏ hết những muộn phiền, chỉ chăm chú vào chiếc diều phóng khoáng của mình đang vươn mình đón gió, một hình ảnh tượng trưng cho việc vùng khỏi những bó buộc thường nhật.

*