Ngôi nhà cổ của ông Phan Văn Đức tại làng cổ Đông Hòa Hiệp mang lối kiến trúc kết hợp phương Đông và phương Tây. Nhìn từ bên ngoài đã nhận thấy nét kiến trúc pha trộn, với bức tường màu vàng, cột được trang trí cách điệu bắt mắt và kiểu mái ngói của nhà Việt.
Bạn đang xem: Kiến Trúc Nhà Rường Nam Bộ Xưa, Nhà 3 Gian 2 Chái
Ngôi nhà có kiến trúc kết hợp Đông- Tây
Ngôi nhà cổ được xây dựng từ năm 1850
Cột nhà bằng gỗ căm xeBên ngoài ngôi nhà cổ có kiến trúc khá hiện đại. Bên trong ngôi nhà cổ được xây theo kiến trúc nhà gỗ với các hàng cột gỗ, mái ngói, vì kèo… Chính giữa gian nhà trước của ông Phan Văn Đức có 4 cột tròn bằng gỗ căm xe.
Đồ gỗ trong nhà đa số đều được trang trí cầu kì và khảm traiNội thất chạm khắc tinh xảoHoành phi và trang trí ở ban thờ
Nội thất bên trong ngôi nhà cổ được trang trí theo kiểu truyền thống.
Ngôi nhà cổ của ông Phan Văn Đức có kiến trúc Đông- Tây hòa hợp là một nét độc đáo trong kiến trúc nhà Việt.
Chuyên gia về nhà Việt- Nguyễn Thị Vân Anh
Ngôi nhà cổ mang phong cách kiến trúc Pháp, Việt,Hoa
6 Tháng Mười Hai 201513 Tháng Năm 2016 ~ vananhnhaviet ~ Bạn nghĩ gì về bài viết này?
Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp được xây dựng vào năm 1895. Sau khi tu sửa vào năm 1917, ngôi nhà cổ mang nét pha trộn hài hòa của ba phong cách kiến trúc Pháp, Việt, Hoa.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Phong cách kiến trúc độc đáo của ngôi nhà cổ
Nhìn bên ngoài, ngôi nhà có lối kiến trúc La Mã phục hưng ở thế kỷ 17 với các cổng vòm, hệ thống cột với các hoa văn và phù điêu hoa lá. Nhưng bên trong ngôi nhà cổ vẫn còn giữ được kiểu ba gian truyền thống của người Việt.
Kiến trúc 3 gian nhà truyền thống của người Việt
Qua lối bài trí của các bao lam sơn son thiếp vàng trong nhà lại là các chủ đề trong mỹ thuật truyền thống Trung Hoa.
Vật dụng được chạm khắc hoa văn tinh xảoHọa tiết “Long, Lân, Bức, Phụng”
Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê mang phong cách kiến trúc pha trộn giữa phong cách kiến trúc của 3 nền văn hóa khác nhau: Pháp, Việt, Trung Hoa. Nhưng qua cách bài trí có sự phù hợp và độc đáo riêng biệt.
Chuyên gia về nhà Việt- Nguyễn Thị Vân Anh
Kiến trúc độc đáo tại ngôi đình cổ ĐịnhYên
5 Tháng Mười Hai 201513 Tháng Năm 2016 ~ vananhnhaviet ~ Bạn nghĩ gì về bài viết này?
Ngôi đình cổ Định Yên có lối kiến trúc độc đáo được xây dựng vào năm Canh Tuất (1910), nằm ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Ngôi đình có khuôn viên rộng và thoáng mát, kiến trúc kết hợp hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh.
Đình Định Yên (Đồng Tháp)
Kiến trúc “nội công, ngoại quốc”
Bên trong ngôi đình Định YênNgôi đình cổ được xây trên một khuôn viên rộng, theo kiểu kiến trúc “nội công, ngoại quốc”. Mái đình lợp ngói đại ống; các kỳ, kèo, cột được chạm trổ hoa văn đầu rồng, lân, cá hóa long…tinh xảo. Các câu đối, liễn, bao lam đều sơn son thếp vàng, cẩn ốc xà cừ, chạm các hình: cá hóa long, hoa sen, mẫu đơn và các bức tranh sơn thủy ca ngợi đất nước và con người.
Kiến trúc của ngôi đình cổ khá giống với kiến trúc của những ngôi nhà cổ khác ở Đồng bằng sông Cửu Long như, đặc biệt là ở sự độc đáo trong trang trí hoa văn chạm trổ sơn son thếp vàng…
Biệt thự Huỳnh Thủy Lê – Sa Đéc, Đồng ThápĐình Long Thanh- Vĩnh Long, Vĩnh Long
Ngôi đình cổ là một đại diện tiêu biểu của kiến trúc đình độc đáo ở Đồng Tháp và Đồng bằng sông Cửu Long.
Chuyên gia về nhà Việt- Nguyễn Thị Vân Anh
Ngôi nhà cổ trăm cột được chạm khắc tinh xảo tại LongAn
5 Tháng Mười Hai 201513 Tháng Năm 2016 ~ vananhnhaviet ~ Bạn nghĩ gì về bài viết này?
Ngôi nhà cổ trăm cột dược xây dựng từ đầu thế kỷ XX tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, Long An có lối kiến trúc độc đáo, hòa trộn giữa kiến trúc Huế và kiến trúc của vùng Nam Bộ.
Nhà trăm cột
Ngôi nhà cổ gỗ quý chạm hoa văn cầu kỳ
Mái ngóiToàn bộ ngôi nhà được làm bằng các loại gỗ quý như gỗ cẩm lai, gỗ đỏ, gỗ mật. Qua bàn tay của người thợ, gỗ hoá thành Tứ Linh (Long, Lân, Qui, Phụng) mà điểm nhấn chính là đầu Rồng được chạm khắc tỉ mỉ nơi các các đầu kèo. Tám đầu đầu kèo chính là nơi tám đầu rồng nhô ra khỏi mái ngói.
Ngôi nhà cổ có 120 cột, trong đó có 68 cột tròn, 52 cột vuông. Trên thân kèo được chạm khắc Tứ thời (Xuân, Hạ, Thu, Đông) với Mai, Lan, Cúc,Trúc.
Hoa văn chạm khắc hình hoa lá
Bộ bao lam Bát Quả gồm 8 loại trái cây miền sông nước Nam Bộ: Mãng cầu, Măng cụt, Khế, Lê ki ma, Điều, Lê, Lựu, Dưa gang được chạm trổ công phu với từng chi tiết.
Hoành phi và câu đốiHoa văn chạm khắc tinh xảo trên bộ trường kỷ
Xem thêm: ootd là gì
Phần chúc phúc Phước – Lộc – Thọ được biểu thị bằng Dơi – Nai – Chim Công ẩn hiện phía sau phần trình bày Bát Quả. Gian chính của ngôi nhà là bức hoành phi với bốn đại tự bằng chữ Hán “Sơn trang cổ tận”.
Hoa văn chạm khắc tinh xảo
Hai bức hoành phi ở hai gian nhà phụ là dòng chữ “Thiện tối lạc”. Bức liễn đối phía phải bao lam: “Hướng sơn y thắng cuộc liễn phi điểu khảo tráng kỳ quang”.
Hoa văn chạm khắc trên vì kèo
Ngôi nhà cổ trăm cột được thiết kế kiểu ngói âm dương, sử dụng gạch lục giác, chất liệu đất nung. Nền nhà cao hơn 1 mét và các khung gỗ được liên kết với nhau theo kiểu ngàm âm dương.
Ngôi nhà cổ trăm cột có hoa văn được chạm khắc tinh xảo là một tác phẩm nghệ thuật hiếm có của kiến trúc nhà Việt.
Chuyên gia về nhà Việt- Nguyễn Thị Vân Anh
Nhà gỗ Phúc Lộc
Ngôi đình cổ với kiến trúc độcđáo
Với hoa văn trang trí mang dấu ấn của Phật giáo, Đạo giáo cùng sự hòa quyện của hệ thống tôn giáo tín ngưỡng, đình cổ Mỹ Phước (tỉnh An Giang) là một kiến trúc nghệ thuật độc đáo cấp quốc gia.
Đình Mỹ Phước
Ngôi đình cổ trang trí hoa văn hài hòa
Họa tiết “rồng chầu nậm rượu” trên cổng đìnhĐược tu sửa từ năm 1889, ngôi đình cổ chính dài 37 m, rộng 16,5 m (tổng cộng 610,5 m2), gồm chín gian, có ba cửa chính. Không gian bên trong ngôi đình thoáng mát và rộng rãi, khác với không gian của những ngôi đình ở Bắc Bộ.
Xung quanh ngôi đình được trang trí họa tiết bắt mắt, cầu kỳ, thể hiện sự tinh tế và trình độ thẩm mỹ cao của người thợ. Bờ nóc gắn hai con rồng uốn khúc, đuôi xoắn, chầu nậm rượu. Nóc nhà võ ca gắn hai con phượng và bát tiên ở hai bên. Ở giữa có hình bát quái, hai bên có hai con nai. Mặt trước mái đình giữa đắp hình địa cầu, hai bên có hai con cá hóa rồng. Hai đầu đao có hình nhật nguyệt và hình người. Mái lợp ngói âm dương, có ba tầng mười hai mái, được đắp tượng cá hóa rồng, nhật nguyệt, lưỡng long tranh châu, phượng, lân và bát tiên.
Nội thất đình Mỹ Phước
Ngôi đình cổ là một quần thể gồm nhiều nhà vuông có bốn cột cái, mở rộng ra chung quanh bằng kèo đâm và kèo quyết. Các nhà nối liền theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”, tạo nên một không gian rộng rãi. Nơi gian thờ chính có hai bộ bao lam chạm trổ hoa lá, bát tiên, sơn son thiếp vàng tinh xảo.
Đình Mỹ Phước là sự là biểu trưng cho những ngôi đình cổ ở Nam Bộ, với lối kiến trúc hài hòa, độc đáo, hoa văn trang trí đa dạng.
Chuyên gia về nhà Việt- Nguyễn Thị Vân Anh
Ngôi nhà gỗ cổ ở Bến Tre mang phong cách kiến trúcHuế
Nhà cổ Huỳnh Phủ nay thuộc địa phận xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Ngôi nhà cổ được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Ngôi nhà mang phong cách kiến trúc của những ngôi nhà “rường” ở Huế.
Họa tiết khắc gỗ là những bức tranh sinh động, mô tả cảnh vật thiên nhiên của vùng sông nước
Ngôi nhà gỗ cổ có kiến trúc cầu kỳ tinh xảo
Nhà cổ Huỳnh Phủ hiện tại gồm ngôi nhà chính có diện tích trên 500m2 với một căn phụ bằng gạch nối liền ở góc phải. Nhà có 80 cây cột, trong đó 48 cột gỗ làm theo kiểu nhà nhà rường ở Huế. Hai hàng cột cái gồm 8 cây đứng song song nhau. Các cây cột cái cao trên 5,5m, chu vi 1,2m, gắn kết với nhau từng cặp theo chiều ngang.
Gian thờ với những đường nét chạm khắc nghệ thuật
Tất cả các bức hoành phi, bài vị, biển đề… đều viết bằng chữ Hán, khắc vào gỗ, chạm trổ hoa văn công phu, sơn son thiếp vàng. Các tấm chạm đã đạt tới trình độ cao của nghệ thuật chạm khắc gỗ.
Mái lợp ngói âm dương, bên dưới là lớp ngói có hoa văn
Mái lợp ngói âm dương, bên dưới là lớp ngói có hoa văn. Hai đầu song được xây kín và trang trí hình một bông hoa 4 cánh.
Bộ bàn ghế cổ khảm xà cừ và đá với các họa tiết cầu kì, tinh xảo
Nội thất và sườn ngôi nhà cổ làm bằng các loại gỗ có giá trị cao như: lim, thau lau. Phong cách điêu khắc nhà rường” Huế.
Ngôi nhà cổ Huỳnh Phủ là một trong những minh chứng tiêu biểu cho kiến trúc điêu khắc trên gỗ đã đạt đến trình độ tinh xảo.
Chuyên gia về nhà Việt- Nguyễn Thị Vân Anh
Xem thêm: like auth là gì
Tìm kiếm cho:Bài viết mớiBình luận mới nhất
vananhnhaviet trong Ngôi chùa cổ Hưng Long tồn tại… | |
vananhnhaviet trong Ngôi chùa Hưng Ký với lối kiến… | |
Ngôi chùa gần 1000 n… trong Ngôi chùa cổ Hưng Long tồn tại… | |
Ngôi chùa gần 1000 n… trong Ngôi chùa cổ Bà Đá gần 1000 nă… | |
Ngôi chùa cổ Bà Đá g… trong Ngôi chùa Hưng Ký với lối kiến… |
Bình luận