“Ai ra xứ Huế thì raAi về là về núi NgựAi về là về sông HươngNước sông Hương còn vương chưa cạn…”
(“Ai ra xứ Huế” – Nhạc sĩ Duy Khánh)
Bạn đang xem: Tìm Bài Thơ Về Chùa Thiên Mụ, Huế, Tìm Bài Thơ Thiên Mụ (Kiếm Được 128 Bài)
Sông Hương, hay còn gọi là Hương Giang, là con sông lãng mạn và thanh bình từ lâu đi vào tâm khảm của mỗi người dân Huế. Cùng với núi Ngự Bình, cầu Tràng Tiền (hay cầu Trường Tiền), chùa Thiên Mụ…, sông Hương đã trở thành một biểu tượng mỗi khi nhắc đến Huế.

Sông Hương và cầu Tràng Tiền (góc phải trong ảnh), những biểu tượng của xứ Huế mộng mơ.
“Sông Hương có hai nguồn chính đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính Tả Trạch hợp lưu với dòng phụ Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng, tạo thành sông Hương. Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển). Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương trở nên xanh hơn, do mực nước sâu hơn, đây cũng là nơi mà Điện Hòn Chén án ngữ.

Cầu Tràng Tiền bắc qua dòng Hương
Con sông chảy chậm qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh. Cùng với những công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài…” đã góp thêm nhiều chất thơ và tính nhạc, mang lại khung cảnh thanh tĩnh, yên bình, và không kém phần hoài cổ…
Du khách đến với Huế, đứng trước dòng sông Hương mang màu nước xanh lam bàng bạc, ít nhiều không thể không dấy lên những xúc cảm từ tận đáy lòng. Cũng chính vì vậy, từ bao đời nay, sông Hương đã trở thành chất liệu sáng tác đầy lãng mạn của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, hay những họa sỹ, nhà thiết kế…


Một góc sông Hương trên đường đi đến chùa Thiên Mụ



Bến thuyền du lịch trước cổng chùa Thiên Mụ









Chùa Thiên Mụ
“Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) là ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây. Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm.



Xem thêm: plt trong xét nghiệm máu là gì
Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”, nên đã gọi nơi đây là Thiên Mụ Sơn.
Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của người dân, nên vào năm 1601 ông đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương và đặt tên là Thiên Mụ”.


“Vào năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (hay “Bà mụ linh thiêng”)“.

“Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.
Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua“.

Ngọn tháp Phước Duyên cao 21 m, gồm 7 tầng, là biểu tượng gắn liền với chùa Thiên Mụ

Cổng chùa


Chính điện






Một cái cây trong sân chùa có bộ rễ xù xì

Các quầy hàng lưu niệm bên ngoài chùa

Nón bài thơ, nón lá Huế là một sản phẩm đặc biệt của xứ Huế mộng mơ
Xem thêm: pu là gì
Chú thích: Những chữ in nghiêng nằm trong ngoặc kép được sao chép và biên tập từ Wikipedia.
Bình luận