Tình Trạng Nuốt Lưỡi Vô Thức Là Gì? Hiện Tượng Nuốt Lưỡi Vô Thức Trong Bóng Đá

Ở đầu hiệp 2 trận đấu giữa U23 Lào và U23 Campuchia, thuộc bảng B môn bóng đá nam SEA Games 31 vừa qua, sau một tình huống tranh chấp bóng trên không dẫn tới va chạm mạnh giữa đầu của cầu thủ Phat Sokha của U23 Campuchia với đầu của Viengkham U23 Lào.


Sokha ngã ra sau, nằm bất tỉnh. Ngay lập tức, Viengkham chạy tới và hình như đã đưa tay vào miệng Sokha để cấp cứu, ngăn nạn nhân không "nuốt lưỡi" làm ngạt thở nguy hiểm. Sau đó, đội y tế cũng kịp thời có mặt để sơ cứu cho cầu thủ Campuchia. Rất may, sau vài phút Sokha đã tỉnh lại và tiếp tục đá bóng. Hành động sơ cứu của Viengkham sau đó được cư dân mạng ngợi khen.

Bạn đang xem: Tình trạng nuốt lưỡi vô thức



Theo Medical News Today, các nhà khoa học khẳng định con người không thể nuốt được lưỡi của chính mình. Lưỡi bị nuốt không có nghĩa là lưỡi đi vào cổ họng theo nghĩa đen, mà là một tình trạng khiến cả khối cơ lưỡi dịch chuyển về phía sau. Khi nạn nhân bất tỉnh, khối cơ lưỡi mất hết trương lực, bị liệt cơ và giãn ra khiến lưỡi thay đổi vị trí và có khả năng đóng bít đường thở. Tình trạng này khá nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân. Bởi vì nếu đường hô hấp bị lưỡi cản trở, nó có thể chặn luồng không khí từ mũi và miệng vào phổi, khiến phổi không được trao đổi ôxy.

Những người bị tụt lưỡi ra phía sau, phải được sơ cứu kịp thời và thích hợp. Có 2 thao tác được khuyến nghị, nâng cằm hoặc đẩy hàm. Cả 2 kỹ thuật này đều không liên quan đến việc đặt ngón tay của người cấp cứu vào bên trong miệng của nạn nhân.

Nâng cằm hoặc đẩy hàm

Khi đó, người cấp cứu hết sức bình tĩnh, nhanh chóng để nạn nhân nằm ngửa trên mặt sân, dùng tay nâng cằm hoặc đẩy hàm dưới của nạn nhân lên, ngửa đầu ra sau. Lưỡi sẽ trở lại vị trí bình thường và đường thở sẽ mở. Không nên sử dụng ngón tay kéo lưỡi, vì có thể vô tình đẩy lưỡi ra phía sau sâu hơn, có khi gây chấn thương vùng miệng hầu, răng của nạn nhân. Nếu trong miệng nạn nhân có nhiều đàm nhớt, nên nhẹ nhàng xoay nạn nhân nằm nghiêng qua một bên để đàm nhớt chảy ra làm thông thoáng đường thở. Sau khi nâng cằm làm thông thoáng đường thở của nạn nhân mà nạn nhân vẫn chưa tỉnh, chưa tự thở được, người cấp cứu tiến hành hồi sức tim phổi theo các bước cụ thể như sau:

Ép ngực

Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu quỳ bên cạnh. Đặt gót bàn tay của mình lên giữa ngực, giữa 2 núm vú của nạn nhân. Tay kia đặt nằm trên bàn tay đầu tiên, sau đó tiến hành ấn thẳng xuống ngực ít nhất 5 cm với tốc độ 100 đến 120 lần/phút.


Thổi ngạt

Người cấp cứu thổi không khí vào miệng nạn nhân. Đầu tiên bịt mũi nạn nhân, người cấp cứu hít sâu bằng miệng. Sau đó đưa miệng của mình vào miệng nạn nhân và thổi vào.

Một chu kỳ hô hấp nhân tạo bao gồm 30 lần ép ngực và 2 lần hít thở. Lưu ý cẩn thận không thổi quá nhiều hoặc cố gắng hết sức sẽ gây tổn thương cho nạn nhân. Tiếp tục thực hiện ép ngực và thổi ngạt cho đến khi bệnh nhân có dấu hiệu cử động được hoặc khi có nhân viên y tế đến.

Tóm lại, nuốt lưỡi là tên gọi dân gian của hiện tượng "tụt lưỡi hoặc tụt khối cơ lưỡi". Đây là một hiện tượng rất hay gặp ở những người bị đột quỵ, co giật, đặc biệt là trong khi chơi thể thao như đá bóng. Nuốt lưỡi thường xảy ra khi một người đột ngột rơi vào trạng thái bất tỉnh, cơ lưỡi bị liệt, giãn ra, tụt xuống và có thể gây tắc nghẽn đường thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì nạn nhân rất dễ tử vong. Vì vậy, khi gặp người bị nuốt lưỡi, bạn cần bình tĩnh để tiến hành các bước sơ cứu đúng cách.

Sơ cứu đột quỵ nuốt lưỡi như thế nào là chủ đề thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người, nhất là những người thường xuyên chơi đá bóng – môn thể thao có tỷ lệ người bị đột quỵ nuốt lưỡi cao nhất hiện nay.


Người bị đột quỵ nuốt lưỡi có tỷ lệ tử vong cao bởi người bệnh lúc này rất khó khăn để hô hấp, không thể kiểm soát nhịp thở và dễ dẫn đến ngưng thở, ngưng tim. Do đó, để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, mỗi người trong chúng ta nên trang bị những kiến thức về cách sơ cứu đột quỵ nuốt lưỡi như thế nào là điều vô cùng cần thiết.

Thấu hiểu được điều đó, Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp các bước sơ cứu đột quỵ nuốt lưỡi đúng chuẩn y khoa để mang đến cho bạn nguồn kiến thức đúng và đầy đủ nhất.

Xem thêm: Xem lại video đã xem trên facebook đã xem cực đơn giản, hướng dẫn cách xem lại video đã xem trên facebook

Nhận biết dấu hiệu người bị đột quỵ nuốt lưỡi

Đột quỵ nuốt lưỡi thực chất là tình trạng người bệnh bị tụt lưỡi hoặc tụt khối cơ lưỡi. Tình trạng này thường xảy ra khi chúng ta có sự va đập mạnh, lên cơn co giật cao, sau khi hôn mê hoặc sốt cao.


*
Người bị đột quỵ nuốt lưỡi khó khăn trong việc hô hấp.

Khi bị đột quỵ nuốt lưỡi, bệnh nhân thường kèm theo các dấu hiệu như nhịp thở không đều đặn thậm chí ngừng hô hấp, mất tri giác, sùi bọt mép, cơ thể tím tái, co giật liên tục, tăng tiết dịch đờm, mắt trợn ngược. Lúc này, nếu không được sơ cứu kịp thời, người bệnh dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm điển hình là tình trạng liệt nửa người thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Người bị đột quỵ nuốt lưỡi cần được sơ cứu càng nhanh thì tỉ lệ bị biến chứng và tử vong càng thấp. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng này, rất ít người có đủ bình tĩnh và kiến thức để sơ cứu. Điều này dẫn tới tình trạng có rất nhiều ca đột quỵ nuốt lưỡi đã tử vong thương tâm.

Nhiều người cho rằng, khi gặp một người bị đột quỵ nuốt lưỡi thì chúng ta cần nhanh chóng cho vật gì đó để chặn ngang miệng người bệnh, tránh tình trạng họ cắn lưỡi và dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, theo giới chuyện môn, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.

Đột quỵ nuốt lưỡi bệnh nhân có xu hướng nuốt lưỡi vào bên trong mà không phải là dùng răng cắn vào lưỡi. Nên việc chặn ngang miệng người bệnh lúc này hoàn toàn không có hiệu quả. Thêm vào đó, việc làm này có thể làm rách niêm mạc miệng, làm gãy răng, sặc vào phổi vô cùng nguy hiểm.

Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ lưỡi đúng chuẩn y khoa

Khi gặp 1 người có dấu hiệu đột quỵ nguy hiểm, bạn cần bình tĩnh và nhanh chóng gọi điện thoại cho tổng đài xe cứu thương theo số 115. Song song với đó, bạn cần:


*
Liên hệ cơ quan y tế ngay khi phát hiện người đột quỵ.
Đảm bảo môi trường xung quanh người bị đột quỵ được thoáng mát, không cạnh các vật sắc nhọn, thủy tinh, nguồn điện hay nguồn nước.Nới lỏng quần áo người bệnh để họ dễ dàng hô hấp.Gối đầu người bệnh với khăn/gối mềm, tránh tình trạng người bệnh co giật, va đập não vào vùng cứng dẫn đến xuất huyết não.Tuyệt đối không đưa bất kỳ vật gì vào miệng bệnh nhân, không cho bệnh nhân ăn, uống thứ gì. Việc cho ăn uống lúc này có thể khiến người bệnh bị sặc vào phổi từ đó dẫn đến suy hô hấp.Khi người bệnh đã ngừng co giật, bạn nên hỗ trợ người bệnh nằm nghiêng 45 độ giúp các dịch đờm trong cổ họng được chảy ra, tránh tình trạng làm tắc đường thở dẫn đến suy hô hấp. Không đè chặt khi bệnh nhân co giật, co giật là triệu chứng tự phát không ý thức. Vì vậy, việc đè chặt, cố định bệnh nhân chỉ làm tăng nguy cơ khiến người bệnh bị tổn thương.Liên tục theo dõi tình trạng của người bệnh, lắng nghe nhịp thở thường xuyên. Nếu người bệnh có dấu hiệu ngưng thở, cần dùng 2 tay ấn mạnh vào vùng gần tim để kích nhịp tim trở lại. Nên ép lồng ngực với độ sâu khoảng 5cm và tốc độ vào khoảng 100 – 120 lần/phút.Với những người bệnh vẫn còn ý thức, bạn nên trò chuyện, trấn an, liên tục hỏi thăm để người bệnh được tỉnh táo, tránh rơi vào hôn mê. Hãy nhớ cố gắng kéo dài thời gian tỉnh táo của bệnh nhân cho đến khi xe cứu thương và đội ngũ bác sĩ hỗ trợ có mặt.
*
Người bệnh tiểu đường là đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ.

Đối tượng nào có nguy cơ bị đột quỵ nuốt lưỡi?

Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ bị đột quỵ nuốt lưỡi. Ngoài ra, một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ có thể kể đến như: Trong gia đình có người bị đột quỵ, người mắc các bệnh lý về tim mạch, gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao, cao huyết áp, bệnh tiểuđường,…

Ngoài ra, những người lười vận động, người có chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu hợp lý cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ 50% người bệnh bị đột quỵ có thể sống sót và 10% trong số đó có thể bình phục hoàn toàn, số còn lại người bệnh phải chung sống với các biến chứng của đột quỵ cả đời. Do đó, nếu bạn thuộc top những người có nguy cơ bị đột quỵ thì nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, nên xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất.

Mong rằng những chia sẻ về cách sơ cứu người bị đột quỵ nuốt lưỡi trên đây hữu ích với bạn. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.